Mặc dù đã quá quen với các cụm từ như chiến lược Marketing, chiến lược tiếp thị,…Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa hiểu tường tận về tầm quan trọng của nó. Vì thế trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về điều này để các bạn tham khảo. Đồng thời giới thiệu thêm một vài cách xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả hãy cùng theo dõi nhé.
Mục lục nội dung chính
Chiến lược Marketing là gì? Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược cho hoạt động Marketing
Chiến lược Marketing là một kế hoạch tiếp thị mà doanh nghiệp đề ra để giúp sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến hơn. Nhờ đó sẽ biến họ thành khách hàng tiềm năng và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai.
Chính vì thế chiến thuật Marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh. Khi thực hiện được một chiến dịch Marketing hiệu quả sẽ đem lại vô vàn lợi ích cho đơn vị, cụ thể là:
- Tăng doanh số bán hàng: Thu hút nhiều khách hàng tiềm năng giúp đẩy mạnh quá trình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
- Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp: Các chiến lược tiếp thị hiệu quả sẽ hướng đến giá trị cốt lõi và định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.
- Định vị thương hiệu: Ngoài ra chúng còn giúp dành được hảo cảm của có chỗ đứng tốt trong lòng khách hàng.
Vậy trên thị trường có các loại chiến lược Marketing cơ bản nào hãy cùng tìm hiểu ở mục tiếp theo nhé.
Các loại chiến lược Marketing cơ bản trên thị trường
Với sự thay đổi liên tục của thị trường đòi hỏi các chiến lược Marketing cũng cần thích nghi. Sau đây là các loại chiến lược tiếp thị cơ bản nhất.
Tiếp thị phân khúc
Khi sử dụng chiến lược này thì sẽ chia thị trường thành 3 phân khúc chính đó là: khác biệt hóa, đại trà, tập trung. Đối với từng phân khúc sẽ có nhóm khách hàng và cách thức tiếp thị khác nhau.
Marketing định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là quá trình xác định sự đánh giá của khách hàng với thương hiệu. Điều này dựa trên những đánh giá về lợi ích, giá cả và chất lượng, đặc trưng của sản phẩm, ứng dụng đời sống,…Ngoài ra họ còn nhìn nhận thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh để có sự lựa chọn.
Marketing cạnh tranh
Trong các chiến lược Marketing cơ bản chúng ta không thể nào không nhắc tới chiến lược cạnh tranh. Có thể nói bên cạnh việc thu hút khách hàng tiềm năng thì cạnh tranh chính là mục đích mà doanh nghiệp hướng tới.
Tuy nhiên trong một số trường hợp thì chiến thuật Marketing cạnh tranh cũng có thể gây ra ảnh hưởng không tốt. Do vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về đối thủ trước khi thực hiện.
Bên cạnh đó cũng còn nhiều chiến lược MKT hiệu quả khác như Marketing nội dung, Marketing khách hàng thân thiết, Marketing trực tiếp,…Tùy thuộc theo yêu cầu và đặc trưng của từng doanh nghiệp sẽ có lựa chọn và cách thực hiện khác nhau.
Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing Mix – 4P)
4P luôn được đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Đây là chiến lược tiếp thị được khá nhiều “ông lớn” áp dụng và thành công.
Marketing Mix bao gồm (Product (sản phẩm hoặc dịch vụ), Price (giá), Place (phân phối), Promotion).
- Product (Sản phẩm): Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất trong mọi hoạt động kinh doanh. Sản phẩm là yếu tố then chốt tạo nên giá trị của hoạt động kinh doanh. Sản phẩm tốt, đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của người dùng sẽ khiến họ lựa chọn và trung thành với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Price (Giá): Chiến lược giá góp phần quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các đối thủ cùng phân khúc trên thị trường. Sản phẩm tốt, giá thành hợp lý là chiêu thức quan trọng nhất để thu hút khách hàng và thúc đẩy họ lựa chọn sản phẩm.
- Place ( Phân phối): Kênh phân phối giúp sản phẩm, dịch vụ đến với giỏ hàng của người tiêu dùng. Hiện nay, có 2 hình thức phân phối được áp dụng phổ biến đó là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. Phân phối trực tiếp là việc các nhà sản xuất có thể bán sản phẩm của mình trực tiếp cho khách hàng. Phân phối gián tiếp là bán sản phẩm thông qua các kênh trung gian ( siêu thị, nhà hàng, thương mại điện tử…)
- Promotion: Các hoat động quảng bá, tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng về sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Promotion chính là yếu tố thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm/dịch vụ.
Các bước thực hiện chiến lược MKT hiệu quả nhất
Để có thể thực hiện chiến thuật Marketing được hiệu quả các bạn có thể tham khảo tiến hành theo trình tự các bước sau đây.
Phân tích khách hàng hướng tới
Trước khi thực hiện một chiến dịch tiếp thị thì các bạn cần xác định rõ khách hàng mục tiêu mà mình hướng tới. Để làm được điều này hãy cố gắng tạo thói quen cho khách hàng mua hàng. Hãy nhớ rằng nếu bạn cung cấp đúng thứ họ cần thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn nhiều.
Tuy nhiên để có thể tìm hiểu được thói quen mua hàng của người dùng thì không phải điều đơn giản. Thông thường các đơn vị sẽ tiến hành phỏng vấn nhanh trong khoảng 10 phút. Hoặc cũng có thể thực hiện lấy ý kiến thông qua các phiếu khảo sát. Ngoài ra đưa ra các phần quà như giảm giá sản phẩm hoặc hiện vật cũng là một cách để thu hút nhiều người tham gia. Làm tốt bước này sẽ là tiền đề tốt để thực hiện các bước tiếp theo.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bất kể doanh nghiệp nào hoạt động trên bất kỳ lĩnh vực nào đều có đối thủ cạnh tranh riêng của mình. Chính vì thế hãy cố gắng phân tích đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra các ý tưởng đột phá giúp doanh nghiệp vượt lên.
Trên thực tế các đơn vị doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thường không có mối quan hệ tốt đẹp. Họ luôn cố gắng tìm kẽ hở để có thể vượt lên và tranh giành thị trường, khách hàng. Do đó doanh nghiệp cần phân tích dựa trên các phương thức khác và phổ biến nhất đó chính là thông qua khách hàng. Các đơn vị sẽ thực hiện khảo sát người mua của đối thủ để có thể biết được khách hàng suy nghĩ gì về thương hiệu đó.
Chọn kênh tiếp thị
Hiện nay với sự phát triển của các nền tảng xã hội, việc tiếp thị Marketing trở nên rất đơn giản. Doanh nghiệp có thể lựa chọn rất nhiều kênh thông tin để có thể tiếp thị sản phẩm của mình. Tuy nhiên lựa chọn đúng kênh thông tin sẽ có thể đạt hiệu quả tiếp thị tốt hơn nhiều.
Ví dụ với các chiến lược bán hàng online thì sẽ hướng tới đối tượng khách hàng giới trẻ. Do đó các doanh nghiệp sẽ thường hướng tới tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter,…
Hay là các thực phẩm chức năng hướng đến cho người cao tuổi. Đối tượng khách hàng này thường sử nhiều nhất và tiếp nhận thông tin qua truyền hình. Thế nên các sản phẩm này thường được giới thiệu trên các chương trình truyền hình. Nếu quảng cáo chúng qua mạng xã hội thì hoàn toàn không đạt được hiệu quả mong muốn.
Chia tầng phễu bán hàng
Bước tiếp theo để có thể tạo ra một chiến thuật Marketing hiệu quả đó chính là chia tầng phễu bán hàng. Hầu hết các phễu bán hàng trên thị trường đều có cấu trúc chung bao gồm 4 phần theo mẫu AIDA: Attention (Thu hút), Interest (Sở thích), Desire (Mong muốn) và Action (Hành động).
Tầng cao nhất của phễu chính là nhóm đối tượng khách hàng quan tâm sản phẩm nhiều nhất. Mức độ quan tâm giảm dần cho đến đáy phễu là nhóm người hoàn toàn không quan tâm về sản phẩm.
Sau khi phân tầng phễu thì bạn sẽ cần tìm cách để biến những người trong nhóm không quan tâm hoặc ít quan tâm trở thành khách hàng tiềm năng. Điều này được thực hiện dựa trên việc tạo ra mong muốn cho khách hàng về sản phẩm đó.
Hơn thế nữa, việc chia tầng cho phễu bán hàng còn giúp tối ưu chiếc lược Marketing cho từng đối tượng. Từ đó tạo hiệu quả thu hút cao nhất dành cho doanh nghiệp trong chiến dịch lần đó.
Mục tiêu Marketing SMART
Cuối cùng để có thể hoàn chỉnh việc tiến hành một chiến dịch Marketing hoàn hảo đó là thiết lập mục tiêu Marketing SMART. Cụ thể mục tiêu Marketing SMART là bao gồm:
- S – Specific: chi tiết về chiến dịch về phương hướng, cách thức,…
- M – Measurable: Có số liệu để tính toán.
- A – Attainable: Chiến dịch có thể thực hiện với khả năng thành công cao.
- R – Relevant: Có liên quan đến doanh nghiệp, sản phẩm.
- T – Time Frame: Thời gian thực hiện chiến dịch Marketing.
Hay nói dễ hiểu hơn thì mục tiêu của chiến dịch Marketing cần cụ thể, chi tiết và có số liệu và có khả năng thực hiện. Đồng thời chúng cần liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp và cần đề ra thời gian để thực hiện. Nhờ vào công thức SMART mà việc thực hiện Marketing trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Đó là những bước để thực hiện chiến lược tiếp thị sản phẩm hoàn hảo, đạt hiệu quả cao. Tiếp sau đây hãy cùng chúng tôi tham khảo một số chiến lược Marketing mẫu của một số thương hiệu lớn.
Chiến lược Marketing từ các thương hiệu nổi tiếng
Hãy cùng tham khảo những chiến thuật Marketing của các thương hiệu nổi tiếng để xem có gì đặc sắc nhé.
Cocacola
Có thể nói trong ngành sản xuất đồ uống giải khát thì khó có thương hiệu nào thành công hơn Cocacola. Bên cạnh chất lượng tuyệt vời của sản phẩm thì chúng ta cũng không thể bỏ qua vai trò của Marketing.
Chiến lược Marketing của Cocacola đã sử dụng trong suốt thời gian từ trước đến nay đó là tạo nên “Thương hiệu nhất quán”. Trong suốt thời gian hơn 130 năm hoạt động Cocacola thường rất ít lần thay đổi logo thương hiệu. Tuy nhiên các lần thay đổi đều khá giống nhau, không có sự thay đổi quá nổi bật. Vì thế đã khiến khách hàng gần như nhìn logo là nhận ra ngay thương hiệu nước giải khát này.
Thêm vào đó, các chiến dịch quảng bá, câu Slogan đều được thống nhất giúp khách hàng dễ nhận diện hơn. Đây chính là cách mà Cocacola đã áp dụng và tạo ra hiệu quả vô cùng ấn tượng.
Apple
Hầu hết mọi người không biết rằng Apple là một doanh nghiệp gần như không chi tiền cho việc quảng cáo sản phẩm. Phần lớn sản phẩm của họ đều rất nổi tiếng, thu hút mà không cần tốn nhiều tiền tiếp thị. Điều này chính là nghệ thuật tiếp thị mà hãng đã sử dụng đó là “Tạo tin đồn”. Đây chính là chiến lược mà Apple thành công nhất trong suốt quá trình hoạt động.
Tất cả các sản phẩm mà Apple chuẩn bị ra mắt trên thị trường đều được quảng bá thông qua truyền miệng. Toàn bộ thông tin đều được người dùng truyền miệng cho nhau chứ không hề thông qua các phương tiện khác.
Mỗi sản phẩm mới ra mắt đều gây ấn tượng và thu hút mạnh mẽ với khách hàng. Người dùng luôn tò mò xem sản phẩm này có điều gì khác biệt hơn so với sản phẩm trước. Vì thế vô hình chung Apple đã không cần tiêu tốn quá nhiều tiền mà vẫn có rất nhiều khách hàng tìm đến và mua sản phẩm của hãng.
Hơn thế nữa, Apple cũng là một bậc thầy kinh doanh khi tạo ra cảm giác ganh đua cho người dùng. Họ đã thành công tạo ra cảm giác trong giới trẻ rằng ai sở hữu iPhone đời mới nhất là người sành điệu. Thế nên mỗi khi sản phẩm Apple ra mắt thì luôn tạo cơn sốt trong giới trẻ. Họ sẵn sàng chi số tiền hàng chục triệu đồng chỉ có thể sở hữu một sản phẩm mới nhất theo xu hướng xã hội.
Shopee
Trong thời điểm hiện nay có thể nói rằng Shopee chính là sàn thương mại điện tử thành công và sở hữu số lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên để đạt được vị trí như vậy đó là một chiến dịch tiếp thị cực kỳ thành công.
Mô hình chiến lược Marketing của Shopee áp dụng theo đúng hình thức Marketing 4P.
Về sản phẩm Shopee tập trung thu hút khách hàng bằng cách tạo nên các ứng dụng dành riêng cho từng khu vực. Mỗi ứng dụng sẽ được thiết kế dựa trên thói quen, sở thích của từng quốc gia để khách hàng cảm thấy hấp dẫn nhất.
Về chiến lược giá của Shopee đã được áp dụng thực hiện cực kỳ thành công. Đối với ngành thương mại điện tử thì giá cả cạnh tranh chính là chìa khóa để thành công. Shopee đã tạo nên vô vàn mã giảm giá để người dùng có thể mua hàng với mức giá tốt nhất. Đặc biệt vào các ngày đặc biệt trong tháng sẽ có chương trình Săn Sale thu hút hàng triệu người tham gia.
Về kênh phân phối mà Shopee sử dụng đó chính là trên các nền tảng mạng xã hội. Họ tập trung phát triển ứng dụng trên điện thoại để thu hút được nhiều khách hàng nhất.
Cuối cùng về chiến lược truyền thông thì Shopee chủ yếu thông qua Facebook, Tiktok, Google,…Những người truy cập chủ yếu là giới trẻ và đây cũng là cách để tiếp cận với họ nhanh nhất.
Ngoài ra Shopee còn sử dụng truyền thông nhờ hiệu ứng của người nổi tiếng, các TVC quảng cáo bắt trend, Slogan nổi bật,…
Vinfast
Mặc dù mới xuất hiện trên thị trường không lâu nhưng thương hiệu Vinfast đã trở nên vô cùng phổ biến và dành được sự tin tưởng của đông đảo khách hàng. Để đạt được điều này chính là nhờ vào chiến thuật Marketing bậc thầy mà hãng đã áp dụng.
Về sản phẩm hãng cung cấp số lượng sản phẩm đa dạng đáp ứng cho nhiều phân khúc khách hàng như: Vinfast Fadil, Vinfast Lux,…Các sản phẩm đều được tối ưu và dẫn đầu so với các sản phẩm khác trong phân khúc. Chính vì thế xe Vinfast luôn dành sự quan tâm đặc biệt từ khách hàng.
Mặc dù sở hữu nhiều công nghệ, chức năng hiện đại nhưng giá thành của xe Vinfast cực kỳ phải chăng. Họ định giá cao hơn so với các sản phẩm từ Hàn, Nhật nhưng lại thấp hơn dòng xe sang từ Đức, Anh,…
Bên cạnh đó với lợi thế sân nhà nên Vinfast dễ dàng lựa chọn những địa điểm phân phối nổi bật nhất. Gần như trên toàn quốc đều có chi nhánh của Vinfast để cung cấp dịch vụ mua bán, sửa chữa.
Ngoài ra chìa khóa để Vinfast đạt được sự thành công ấy chính là về dân tộc. Họ khéo léo gợi được lòng tự tôn dân tộc của người dùng, vấn đề người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Vì thế đã dễ dàng tiếp cận với khách hàng và luôn là sự ưu tiên hàng đầu với người mua.
Cocoon
Các bạn cũng có thể tham khảo chiến lược Marketing của Cocoon để áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình.
Trước khi tiếp thị họ đã xác định được chính xác đối tượng khách hàng của mình là ai. Chủ yếu các sản phẩm của hãng đều tập trung vào lứa tuổi mới lớn có tài chính vừa phải. Vì thế về sản phẩm cũng như giá cả, kênh tiếp thị đều tập trung vào phân khúc này.
Tuy nhiên họ cũng xây dựng sản phẩm thuần chay đạt chất lượng tuyệt vời. Đặc biệt phù hợp, không bị dị ứng đối với da nhạy cảm ở độ tuổi mới lớn. Do đó đã gây dựng được lòng tin tuyệt vời đối với khách hàng.
Lifebuoy
Với số lượng hàng triệu sản phẩm được phân phối trên toàn quốc như đã khẳng định chiến lược Marketing của Lifebuoy đã thành công như thế nào.
Chiến thuật Marketing của họ tập trung vào việc thực hiện các “sứ mệnh”. Nhóm khách hàng chủ yếu của họ là tập trung vào trẻ nhỏ. Đây là đối tượng vô cùng nhạy cảm và dành được sự quan tâm đặc biệt của mọi người. Việc rửa tay sát khuẩn giúp giảm đáng kể tỷ lệ trẻ tử vong cũng như mặc bệnh trên toàn thế giới. Chính vì vậy Lifebuoy đã thành công thu hút khách hàng và thành công rực rỡ.
Chanel
Chanel áp dụng thành công chiến lược Marketing của mình với chính sách “3 Không”. Cụ thể đó là không giảm giá, không bán hàng online và không quan tâm đối thủ cạnh tranh. Mặc dù đây là cách tiếp thị vô cùng khác lạ nhưng lại đạt được hiệu quả rất lớn cho Chanel.
Các sản phẩm của hãng hướng đến sự thanh lịch, thời thượng làm gốc. Đối với Channel không hề có khái niệm chạy theo xu hướng. Tuy nhiên với chất lượng tuyệt đỉnh đã khiến Chanel có chỗ đứng vững vàng trong thị trường sản phẩm cao cấp.
Qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ về các bước giúp thực hiện chiến lược Marketing hoàn hảo. Đồng thời là giới thiệu về những chiêu tiếp thị thành công của các thương hiệu nổi tiếng. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để tìm hiểu thêm về những thông tin kinh doanh mới nhất.