Ai cũng biết rằng Chanel là một thương hiệu thời trang xa xỉ hàng đầu thế giới. Mỗi lần ra mắt sản phẩm đều gây sốt trên thị trường và đều thành xu hướng nổi bật. Tuy nhiên khác với các thương hiệu khác như Louis Vuitton, Hermes,…Chanel có cách tiếp thị vô cùng đặc biệt. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chiến lược Marketing của Chanel để xem có gì đặc sắc nhé.
Mục lục nội dung chính
Giới thiệu tổng quan về Chanel
Chanel là thương hiệu thời trang cao cấp đến từ thủ đô tình yêu Paris. Chanel ra mắt thị trường lần đầu tiên vào khoảng năm 1909 đến 1910 và gây ấn tượng mạnh mẽ với phái đẹp. Phong cách thiết kế cải tiến, cách tân không hề rườm rà mà thay vào đó là sự uyển chuyển, tinh tế. Chính vì thế Chanel được phái đẹp cực kỳ ưa chuộng và tôn sùng.
Thuở ban đầu hãng chỉ là một thương hiệu nhỏ trên đại lộ Malesherbes ở thủ đô Paris. Tuy nhiên qua hơn 110 năm phát triển đến nay Chanel đã trở thành một thương hiệu thời trang cao cấp, xa xỉ hàng đầu thế giới. Sản phẩm của Chanel phong phú đa dạng từ quần áo, giày dép, đồng hồ, phụ kiện cho phái đẹp.
Tuy nhiên khác với các thương hiệu thời trang khác, chiến lược Marketing của Chanel vô cùng độc đáo. Cụ thể mô hình, chiến lược này độc đáo, đặc sắc như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở mục sau nhé.
Phân tích mô hình SWOT của Chanel
Trước khi tìm hiểu về chiến lược Marketing của Chanel thì chúng ta cùng phân tích mô hình SWOT xem có gì thú vị nhé.
Strengths (Điểm mạnh) của Chanel
Chắc chắn ai cũng biết rằng Chanel là thương hiệu thời trang xa xỉ, cao cấp hàng đầu thế giới. Đến thời điểm hiện tại, hãng đã sở hữu hơn 300 cửa hàng cao cấp và được định giá thương hiệu lên đến 7,2 tỷ USD. Và theo Luxe Digital đánh giá thì Chanel chính là thương hiệu thời trang cao cấp đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Gucci. Như vậy có thể thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của thương hiệu này đến ngành thời trang của toàn cầu.
Ngoài ra theo số liệu thống kê trên các mạng xã hội thì Chanel là thương hiệu đứng đầu. Cụ thể hãng có 81,4 triệu follow trên nền tảng Instagram, Youtube, Twitter và Facebook. Thêm vào đó số lượng sản phẩm cung cấp đa dạng, phong phú cũng là điểm mạnh của thương hiệu đến từ Paris. Toàn bộ sản phẩm được ra mắt đều trải qua nhiều bước kiểm định giúp đảm bảo chất lượng khi đến tay khách hàng.
Weaknesses (Điểm yếu) của Chanel
Về điểm yếu trong mô hình kinh doanh của Chanel đó chính là về tính cạnh tranh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu thời trang cao cấp cạnh tranh trực tiếp với Chanel. Chính vì thế tốc độ tăng trưởng của hãng còn gặp nhiều hạn chế. Đồng thời hàng năm hãng thời trang này cũng cần phải chi số tiền cực khủng để có thể duy trì hình ảnh của thương hiệu.
Opportunities (Cơ hội) của Chanel
Trong quá trình kinh doanh, Chanel có rất nhiều cơ hội để khai thác thị trường thương mại điện tử. Đồng thời thương hiệu này cũng có thể tập trung vào các thị trường có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Ấn Độ để mở rộng quy mô. Hơn thế nữa, tại các thị trường này nhu cầu sử dụng thời trang cao cấp rất nhiều và là cơ hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Threats (Thách thức) của Chanel
Thách thức lớn nhất đối với Chanel đó chính là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thương hiệu cùng phân khúc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cùng cung cấp sản phẩm thời trang cao cấp như Louis Vuitton, Gucci, Hermes,… Bên cạnh đó sự cạnh tranh về giá cũng là vấn đề thách thức Chanel trong thời gian trở lại đây.
Đó là những đánh giá, phân tích về mô hình SWOT của Chanel. Tiếp sau đây chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết về chiến lược 4P của Chanel.
Phân tích chi tiết chiến lược 4P của Chanel
Để biết thêm về chiến lược Marketing của Chanel chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua chiến dịch Marketing Mix của hãng đã tiến hành.
Chiến lược sản phẩm của Chanel
Sản phẩm mà Chanel sản xuất đó là quần áo, phụ kiện thời trang cao cấp. Các sản phẩm được làm từ chất liệu chọn lọc, đảm bảo chất lượng đỉnh cao đến tay người dùng.
Bên cạnh đó, Chanel không thực hiện sản xuất hàng loạt như nhiều thương hiệu khác. Thay vào đó họ chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm trong phiên bản giới hạn, được thiết kế riêng. Chính điều này đã đem lại một phong cách hoàn toàn khác biệt khiến khách hàng luôn cảm thấy thích thú.
Chiến lược về giá của Chanel
Khách hàng mục tiêu của thương hiệu thời trang Chanel đó chính là phân khúc giới thượng lưu, nhà giàu. Vì thế ngay từ đầu các sản phẩm của hãng đã được định giá rất cao.
Tuy nhiên để làm được điều này thì Chanel đã tạo nên được những sản phẩm thực sự xứng tầm. Chất liệu được chọn lọc kỹ lưỡng kết hợp thêm tay nghề cao của các nghệ nhân. Nhờ vậy đã giúp tạo nên những sản phẩm thời trang đẳng cấp thế giới. Không những thế sản phẩm của Chanel còn được thiết kế theo phong cách cổ điển, không bao giờ lỗi mốt.
Mức giá cho các sản phẩm may sẵn thường có giá dao động trong khoảng từ 1000 USD đến 50000 USD. Còn nếu là trang phục may đo Haute Couture thì sẽ có giá tối thiểu 10000 USD, thậm chí có thể lên đến hơn 100000 USD.
Chiến lược phân phối của Chanel
Theo thống kế, hiện tại Chanel đang sở hữu hơn 300 cửa hàng trên toàn thế giới. Các cửa hàng chủ yếu tập trung tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, giới thượng lưu sinh sống nhiều. Vì thế sẽ là cơ hội tiếp cận và phân phối sản phẩm tuyệt vời.
Thêm vào đó các cửa hàng phân phối được trang trí theo phong cách sang trọng, xa xỉ. Các tông màu chủ yếu được sử dụng là đen, trắng, be,…gợi lại những thiết kế đặc trưng của thương hiệu.
Ngoài ra trong thời gian gần đây Chanel cũng đã bắt đầu tung các sản phẩm lên website để kinh doanh. Điều này đã tạo điều kiện cho khách hàng trên toàn thế giới có thể tiếp cận và sử dụng sản phẩm của Chanel. Đồng thời đây cũng nằm trong chiến dịch kinh doanh quốc tế của Chanel.
Chiến lược quảng cáo của Chanel
Cuối cùng trong chiến lược 4P của Chanel đó là về chiến lược quảng cáo thương hiệu.
Với tư cách là thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu thế giới, duy trì hình ảnh và quảng bá thương hiệu là điều vô cùng quan trọng. Trong suốt quá trình hoạt động, Chanel chưa bao giờ lơ là về vấn đề này.
Hơn thế nữa, thông điệp mà hãng truyền tải đến khách hàng luôn có sức ảnh hưởng và truyền cảm hứng lớn. Họ không phục vụ khách hàng mà họ tạo ra một thế giới, một phong cách riêng cho mọi người.
Tuy nhiên để có thể vị trí như bây giờ, chiến lược Marketing của Chanel cũng đã rất thành công và gây dấu ấn mạnh mẽ. Cụ thể họ đã làm như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở mục tiếp theo nhé.
Chiến lược Marketing tạo dấu ấn của Chanel
Để có thể gây ấn tượng và có vị trí trong lòng khách hàng như vậy có công không nhỏ của chiến lược tiếp thị tạo dấu ấn. Vậy Chanel đã làm như thế nào hãy cùng tham khảo nhé.
Chiến lược Marketing của Chanel “nói không với việc sale”
Dù cũng là thương hiệu thời trang cao cấp nhưng Chanel chọn con đường tiếp thị khác hẳn. Họ không bao giờ có các chiến dịch giảm giá để thúc đẩy doanh số. Đây chính là cách để họ giữ được đẳng cấp của thương hiệu từ trước đến nay.
Mặc dù vậy, doanh số của Chanel không hề có dấu hiệu suy giảm ngược lại còn tăng đều đặn. Đó chính là nhờ việc sản xuất thêm các sản phẩm phân khúc thấp hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Không hề quan tâm đến đối thủ cạnh tranh
Trái với các thương hiệu khác luôn luôn lo lắng đối thủ đang làm gì, đang định tung mẫu sản phẩm nào thì Chanel hoàn toàn làm lơ. Họ không hề quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh kể cả các thương hiệu lớn như Louis Vuitton, Gucci, Prada,…Họ quan niệm rằng mỗi thương hiệu đều có phong cách riêng. Thế nên là khách hàng sẽ tự có sự lựa chọn riêng cho phù hợp với bản thân. Do đó Chanel luôn cố gắng tập trung tạo giá trị cốt lõi cho thương hiệu thay vì quan tâm đối thủ.
Đặc biệt hơn là Chanel không hề chạy theo xu hướng. Họ chỉ sản xuất các sản phẩm theo phiên bản giới hạn và theo phong cách cổ điển sang trọng.
Hệ thống cửa hàng tạo nên thành công Marketing
Như đã đề cập ở trên thì khách hàng mục tiêu mà Chanel ngắm tới đó là giới thượng lưu, nhà giàu. Vì thế hệ thống trưng bày, bày bán sản phẩm đều được chọn tại vị trí đắc địa. Hiện nay Chanel đã có mặt tại các thành phố lớn như New York, Boston, Sydney,…Hơn thế nữa, họ còn khéo léo bố trí ở sân bay, khách sạn cao cấp.
Để tương xứng với độ xa xỉ của thương hiệu, hệ thống cửa hàng cũng được trang trí vô cùng lộng lẫy. Chanel ưu tiên các gam màu đơn giản như trắng, be, đen để trang trí. Các gam màu này gợi về những thiết kế nổi bật của hãng. Đồng thời những gam màu này khi kết hợp thêm ánh sáng lung linh cũng giúp tạo nên không gian sang trọng, lịch sự, đẳng cấp.
Bên cạnh đó, Chanel còn sở hữu một website phân phối sản phẩm chuyên nghiệp. Các thao tác xem sản phẩm cũng như đặt hàng cực kỳ đơn giản chỉ trong vài bước. Chính điều này đem lại sự tiện lợi cho khách hàng, đặc biệt trong thời đại 4.0 như bây giờ.
Hãy đến tận showroom của Chanel, đừng mua qua mạng xã hội
Dù rằng Chanel là thương hiệu thời trang sở hữu lượt theo dõi lớn nhất lên đến hơn 84 triệu người theo dõi nhưng Chanel không theo dõi người dùng nào hay tương tác. Thực chất, Chanel chỉ sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông tin mới nhất đến khách hàng về bộ sưu tập sắp ra mắt, các sự kiện của hãng,…
Theo nhiều chuyên gia thì đây chính là chiến lược Marketing khôn ngoan. Điều này giúp giảm sai sót và tránh ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh thương hiệu khi có rủi ro xảy ra. Do đó, nếu muốn mua sản phẩm chính hãng của Chanel thì tốt nhất hãy đến các showroom.
Qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ về chiến lược Marketing của Chanel. Đây chắc chắn là một bài học quý giá cho nhiều bạn đang ấp ủ ước mơ kinh doanh. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi trong những bài viết sau để biết thêm nhiều chiến lược tiếp thị đặc sắc.