Khoảng từ năm 2007, cả thế giới đã được chứng kiến sự trở lại ngoạn mục của thương hiệu Apple. Sau hơn một thập kỷ, Apple ngày càng phát triển và trở thành “ông lớn” của thung lũng silicon. Là một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới, là “quả táo khuyết” tròn trĩnh về marketing. Thật vậy, để có được sự thành công vượt bậc như hiện tại, các chiến lược marketing của Apple luôn là vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm, hãy cùng theo dõi!
Mục lục nội dung chính
Giới thiệu chung về Apple – “Quả táo khuyết” hoàn hảo nhất về marketing
“Ông lớn” của ngành công nghệ được thành lập vào tháng 4/1976 bởi Steve Jobs, Ronald Wayne, Steve Wozniak. Ban đầu, tập đoàn này có tên Apple Computer, trụ sở chính đặt tại Cupertino, California, Mỹ. Hiện nay, Apple Inc. chính là cái tên được biết đến nhiều nhất, mang lại sự thành công hoàn hảo.
Là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu, Apple mang đến những dòng sản phẩm chất lượng. Các sản phẩm của Apple đều được sử dụng hệ điều hành riêng, do hãng tự phát triển. Bao gồm dòng điện thoại iPhone, máy nghe nhạc di động iPod, máy tính bảng iPad sử dụng hệ iOS.
Máy tính Mac, laptop Macbook sử dụng hệ điều hành macOS, đồng hồ thông minh Apple Watch sử dụng watchOS. Ngoài ra, còn có máy phát đa phương tiện Apple TV sử dụng hệ tvOS, tai nghe bluetooth Airpods, trình duyệt web Safari và trình phát đa phương tiện iTunes.
Chiến lược marketing của Apple – bài học đắt giá cho nhiều doanh nghiệp
Quay ngược quá khứ, Apple Inc. đã từng suýt phá sản và Steve Jobs đã rời đi vào năm 1985. 10 năm sau, ông quay lại và hình thành nên ý tưởng tạo ra những mẫu điện thoại nổi tiếng. Mà cho đến hiện nay, có đến hơn 90% số người nhận diện được điện thoại iPhone của Apple. Hãy cùng khám phá các chiến lược marketing của apple iphone đình đám, mang lại sự phát triển nhanh chóng cho thương hiệu này!
Content marketing ưu tiên sự đơn giản nhưng không hề nhàm chán
Đơn giản là từ đầu tiên mà người ta nghĩ đến khi nhắc tới các chiến dịch marketing của Apple. Với phương châm “đơn giản là trên hết”, thương hiệu này luôn biết cách lan tỏa thông tin tới khách hàng một cách tối giản nhất.
Bởi vậy mà Apple luôn đưa những từ ngữ gần gũi với con người vào mọi content marketing. Họ hiểu được rằng, không phải đối tượng khách hàng nào của mình cũng biết rõ về công nghệ. Nên “ông lớn” trong ngành thường không lạm dụng các từ ngữ chuyên ngành công nghệ cao trong marketing.
Hơn thế, Apple cũng có cách riêng để truyền đạt thông tin kỹ thuật về các sản phẩm của mình. Bằng cách trực tiếp, hãng nhấn mạnh rằng sản phẩm của họ có thể thay đổi cuộc sống con người.
Marketing đơn giản còn được thể hiện ở cách thiết kế website, blog của “bá chủ thung lũng silicon”. Không hướng tới sự hoa mỹ, trang web của họ được tối giản nhất có thể; để khách hàng dễ dàng sử dụng trang web, tiếp cận được thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu.
Sự thành công của marketing chính là trải nghiệm, cảm xúc của khách hàng
Các chiến lược marketing của apple luôn đặt trải nghiệm của khách hàng làm ưu tiên hàng đầu. Không giống các thương hiệu khác, Apple không thường xuyên sử dụng quảng cáo PPC với Facebook, Google; cũng không mượn hình ảnh người nổi tiếng chỉ để quảng bá.
Thương hiệu này luôn thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình theo cách tự nhiên nhất. Apple sử dụng những trải nghiệm của người nổi tiếng với các sản phẩm của mình; chia sẻ lên mạng xã hội và thu hút nhiều người theo dõi, khách hàng tiềm năng. Một phương thức quảng cáo không quá lộ liễu mà vẫn nhận được hiệu ứng tốt từ phía cộng đồng.
Theo một nghiên cứu về niềm tin người tiêu dùng trong marketing, hơn 90% người dùng tin tưởng lời khuyên từ những người xung quanh. Tỷ lệ người dùng tin tưởng, lựa chọn sản phẩm bởi những người tiêu dùng khác sử dụng là 70%. Vì thế, Apple luôn chú tâm đến khách hàng, mang đến những trải nghiệm hoàn hảo từ lần đầu tiên.
Đánh trực tiếp vào cảm xúc của khách hàng cũng là một chiến lược marketing tuyệt vời. Apple luôn biết cách kết nối cảm xúc với khách hàng qua những video có sức lan tỏa cực cao. Để làm được điều đó, thương hiệu luôn biết cách thể hiện những câu chuyện, ngôn ngữ riêng của mình.
Marketing mix theo mô hình 4P – Chiến lược quảng cáo hoàn hảo của Apple
Chiến lược marketing mix của apple cũng là một trong những chìa khóa quan trọng cho sự thành công. Sau đây là marketing mix về sản phẩm, giá, hệ thống phân phối và xúc tiến hỗn hợp của Apple.
Chiến lược marketing mix về sản phẩm theo mô hình 4P của Apple
Không phải tự nhiên mà sản phẩm của Apple lại trở nên phổ biến, hướng tới thị trường cao cấp. Đó là bởi các thiết bị công nghệ thuộc thương hiệu này đểu sở hữu nhiều tính năng tuyệt vời. Có độ bền cao, luôn không ngừng được sáng tạo và cải thiện chất lượng, tiện ích, trải nghiệm.
Các thiết bị công nghệ Apple luôn được thiết kế, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tung ra thị trường. Đến với người dùng, chúng vẫn luôn được đảm bảo về chất lượng với hàng loạt dịch vụ đi kèm:
- Dịch vụ bảo trì và chăm sóc cho tất cả các sản phẩm với tên gọi Apple Care.
- Lưu trữ đám mây: giúp lưu trữ mọi dữ liệu của người dùng để có thể dễ dàng truy cập vào nhiều thiết bị Apple khác.
- Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt dễ dàng với Apple Pay hoặc Apple Card thuận tiện.
- Dịch vụ quảng cáo trên nền tảng của Apple dành cho các bên thứ ba, đem đến cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng.
Trong quá trình sử dụng, Apple vẫn luôn quan tâm, chú trọng việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng. “Ông lớn” liên tục cập nhật các tính năng hiện đại cho mọi sản phẩm, dịch vụ, nâng cao việc quản lý, đồng bộ hóa dữ liệu thuận tiện.
Chiến lược marketing mix về giá theo mô hình 4P của Apple
Giá cả luôn là yếu tố quan trọng xuất hiện ở hầu hết các chiến lược marketing của apple iphone. Để đưa sản phẩm hướng tới phân khúc thị trường cao cấp, biểu tượng của sự sang trọng, “bá chủ của thung lũng silicon” đã áp dụng những chiến lược giá thông minh sau:
Định giá sản phẩm cao cấp Premium với giá trị cao để tăng tầm nhận biết thương hiệu. Phương pháp không tập trung vào chi phí sản xuất mà là giá trị được cảm nhận của sản phẩm. Các sản phẩm của Apple sở hữu lợi thế lớn về thương hiệu, được đảm bảo về chất lượng. Nên dù mức giá cao hơn các hãng khác thì Apple vẫn thu về lượng lớn khách hàng trung thành.
Định giá sản phẩm dựa trên giá trị của khách hàng dành cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể dựa vào mức giá mà khách hàng nghĩ rằng nó phù hợp để định giá cho sản phẩm của mình. Các thiết bị của Apple được khách hàng đánh giá về sự cao cấp nên giá thành ở mức cao.
Định giá sản phẩm nhắm vào tâm lý của con người để thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm. Hiện nay, ta có thể bắt gặp chiến lược giá này ở khắp mọi nơi, mọi cửa hàng, siêu thị. Nó thường thể hiện theo hiệu ứng 9 chữ số, người dùng sẽ bị thu hút hơn với các sản phẩm có mức giá 9,99 hay 99,99…
Chiến lược marketing mix về hệ thống phân phối theo mô hình 4P của Apple
Chiến lược marketing của apple cũng rất chú trọng đến hệ thống phân phối các sản phẩm của mình. Thương hiệu này có vô số các kênh bán hàng như website, cửa hàng Apple, công ty đại lý, bán lẻ trực tuyến, cửa hàng bán lẻ địa phương…
Apple xây dựng mạng lưới các nhà đại lý trên khắp thế giới, ở Việt Nam là Viettel và Vinaphone. Nhờ vậy mà các sản phẩm “quả táo khuyết” được rất nhiều người biết đến và lựa chọn.
Chiến lược marketing mix về xúc tiến hỗn hợp theo mô hình 4P của Apple
Để nhanh chóng đạt được doanh thu cao, Apple cũng đầu tư cho các chiến lược Promotion như sau:
Các chiến dịch quảng cáo khác biệt, lối đi mà khó có thương hiệu nào có thể theo kịp. Tiêu biểu nhất là chiến dịch “Think Different” độc đáo, đã làm nên tên tuổi, sự nổi tiếng của Apple. Là đoạn phim quảng cáo đưa vào những người “điên rồ” nhất và tôn vinh họ vì sự khác biệt. Sau 12 tháng, “Think Different” mang lại những thay đổi rõ rệt và nhận được nhiều giải thưởng danh giá.
Ít có ưu đãi về giá cũng là một lối đi hay trong chiến lược marketing của apple mới nhất. Bởi thương hiệu này tập trung, nhấn mạnh vào giá trị cao cấp của từng sản phẩm; luôn đưa ra câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi “Bạn có những gì để tôi từ chối đối thủ cạnh tranh mà lựa chọn bạn?”.
Chiến lược marketing của iPhone 13 – con bài bí mật từ Apple
iPhone 13 ra mắt mang lại con số doanh thu khổng lồ cho “bá chủ thung lũng silicon”. Tiêu điểm chính trong chiến lược marketing của iphone 13 chính là về giá cả của iPhone cũ và mới.
Trước khi ra mắt, iPhone 13 được đồn đoán là sẽ có mức giá ngất ngưởng vì sở hữu nhiều tính năng hiện đại, thông minh hơn. Thế nhưng, Apple đã giữ giá iPhone 13 gần như bằng với các mẫu năm trước; đồng thời còn giảm giá của một số iPhone khác.
Thay vào đó, “ông lớn” tập trung vào các dịch vụ cao cấp được tích hợp trên iPhone như iCloud. Và Fitness, Apple Music… với các khuyến mãi lớn để tập trung thúc đẩy doanh thu từ chúng. Chiến lược này nhằm giữ chân những khách hàng trung thành tránh rơi vào đối thủ cạnh tranh.
Bài học đáng giá rút ra từ các chiến lược marketing của Apple
Chiến lược marketing của apple luôn mang đến cho các doanh nghiệp khác nhiều bài học đáng giá. Apple cho chúng ta thấy rằng, chìa khóa của thành công đến từ sự tận tụy với khách hàng. Steve Jobs nói rằng “kinh tế tình cảm” đã thay thế “kinh tế lí tính”, hãy coi khách hàng là một thành viên cùng xây dựng sản phẩm của mình.
Khi nghiên cứu nâng cấp sản phẩm, đội ngũ thiết kế của Apple luôn lấy ý kiến từ người dùng. Từ đó phát triển những thiết bị, tính năng gần gũi, phù hợp, cải thiện trải nghiệm khách hàng. Không coi khách hàng chỉ đơn thuần là người dùng sản phẩm chính là bí quyết lớn cho sự thành công vượt bậc của “quả táo khuyết” tròn trĩnh nhất về chuyển hóa marketing.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về chiến lược marketing của Apple – “ông lớn” hàng đầu của ngành công nghệ. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức thú vị và bài học kinh nghiệm về marketing cho bạn đọc!